Nguyên lý của chụp ảnh là sự phơi sáng (exposure). Thông qua ống kính, camera lấy một lượng vừa đủ ánh sáng chiếu lên film hay sensor (cảm biến) để có được một bức ảnh.
Hình người bị thiếu sáng. |
Nhìn ảnh minh họa, bạn có thể thấy là trừ hình người bị thiếu sáng, các chi tiết còn lại được đều được phơi sáng đủ. Vậy tại sao trong một khuôn hình, có chi tiết lại đủ sáng, có chi tiết lại thiếu sáng? Để giải đáp điều này, hãy thử làm một thí nghiệm sau:
- Chủ thể là hộp sữa.
- Camera: đặt chế độ chụp Tv (ưu tiên thời gian chụp), đặt thời gian phơi sáng khoảng 3-3,5 giây.
- Ống kính: loại nào cũng được, ở đây là ống 70-200.
- Tripod (giá đỡ): vì thời gian phơi sáng dài nên phải có giá để giữ máy ổn định. Để hình ảnh được tối ưu, bạn nên chụp chế độ hẹn giờ, tránh rung máy khi bấm.
- Một miếng giấy trắng.
- Số lượng người tham gia: 2.
Bước 2: Thực hiện
- Focus vào hộp sữa rồi nhấn nút chụp.
- Sau khi bắt đầu phơi sáng khoảng nửa giây thì lấy miếng giấy che ống kính lại, đồng thời người thứ 2 nhấc hộp sữa ra.
- Sau khi hộp sữa được nhấc ra thì bỏ miếng giấy để camera tiếp tục quá trình phơi sáng cho các chi tiết còn lại.
Kết quả:
- Hộp sữa được phơi sáng trong nửa giây nên thiếu sáng.
- Các chi tiết còn lại vẫn đủ (thực ra là ở hình này hơi thiếu một số chi tiết vì gián đoạn lúc lấy tờ giấy che ống kính).
Đây là một số hình thu được:
Có thể không cần miếng giấy che, chỉ cần để thời gian phơi sáng dài, rồi lúc chụp thì rút subject ra thật nhanh, nhưng như vậy thì vẫn để lại vết chuyển động.
(Theo Skywalker blog)
@all: Đừng tin mấy bức ảnh ma vớ vẫn nữa nha các bạn .. :D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét