12/02/2006

"Thuật đàm phán" dành cho dân IT

Hôm nay vào diến đàn, thấy mọi người đang bàn về việc "simimar web2.0 tại hà nội ngày 16/12 /2006" tiếc quá mình không được tham gia...đọc môt hồi thì nhận thấy răng người thuyết trình la anh Phi, một người rất nổi tiếng và thuyết trình rất hay..(Thạc sĩ Nguyễn Hà Phi - một người Việt Nam sinh sống và tu nghiệp tại Mỹ, từng tốt nghiệp Đại học Berkeley, định cư tại thung lũng Silicon (Mỹ). Hiện tại, anh Phi đang dạy học tại một trường Cao đẳng và làm việc cho một trong năm công ty phần mềm lớn của Mỹ. ). Dạo qua dạo lại một vòng thì củng tìm thầy đựoc một đoạn nói chuyện của anh Phi tại một lần siminar trược...thấy rât hay nên chép vô đây cho dễ đọc và khi nào cần lôi ra đọc lại..Image

"Xin chào các bạn!

"Thuật đàm phán" là khái niệm rất phổ biến, mọi sinh viên tại nhiều trường ĐH hoặc nhân viên tại nhiều công ty nước ngoài đều được học. Trước nay nó vốn là "vũ khí bí mật" của dân quản trị kinh doanh, hoặc chỉ có các sinh viên ở những trường ĐH danh tiếng, kỹ sư được tu nghiệp ở các Công ty để hỗ trợ bán hàng...”.

“Ở Việt Nam, tôi thấy các trung tâm đào tạo thường dạy thiên về kỹ thuật và nhiều kiến thức khác, bỏ qua mặt kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn... (trừ các ngành quản trị kinh doanh, Marketing, MBA)”.

“Dưới đây là một vài đúc rút kinh nghiệm của cá nhân tôi. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài. Vì thế, nó sẽ thích hợp hơn với những bạn đang có ý định, hoặc sắp tham gia vào các doanh nghiệp tổ chức IT nước ngoài, liên doanh, hoặc đơn giản là tiếp xúc với người nước ngoài".

1/ Không đưa vào thế đối đầu trực tiếp với người tuyển dụng (NTD).

Chẳng hạn, nếu NTD nói: “Nhìn vào CV của anh, tôi thấy anh không thích hợp với công việc này”

Thì thay vì đưa NTD vào thế “tôi đúng, ông sai” theo kiểu: “Thưa ông, tôi có kinh nghiệm đấy chứ!”… hãy tìm một cách nói tế nhị và có sức thuyết phục hơn. Chẳng hạn: “Thưa ông, tôi đồng ý với ông, nhiều người khác khi nhìn vào CV của tôi cũng có cùng suy nghĩ như thế, nhưng nếu ông cho phép tôi giải thích, ông sẽ thấy rằng công việc trước kia của tôi ở công ty ABC... rất tương tự”

2/ Để đối tác ra điều kiện trước

Trong các quan hệ giao tiếp mang tính chất thoả thuận, đàm phán, nên để đối tác ra điều kiện trước. Chẳng hạn trong phỏng vấn tuyển dụng, NTD hỏi: “Nếu được vào làm, anh muốn mức lương bao nhiêu?”

Câu trả lời khôn khéo nhất trong trường hợp này theo tôi là: “Thưa ông tôi không có kinh nghiệm nhiều về mặt này. Một người có kinh nghiệm và kiến thức như tôi, thường thì công ty trả bao nhiêu?”

3/ Không bao giờ đồng ý ngay với những quyết định đầu tiên

Kết thúc buổi phỏng vấn tuyển dụng, NTD cho biết bạn đã được nhận vào làm với mức lương X cụ thể. Kể cả trong trường hợp bạn rất hài lòng, cũng nên có câu trả lời cân nhắc.

Thay vì vồ vập: "Cảm ơn ông, khi nào thì tôi bắt đầu công việc". Bạn nên nói: "Đây là một quyết định quan trọng, xin ông cho tôi một / hai ngày để suy nghĩ, đến ngày... giờ… cụ thể tôi sẽ xin trả lời ông".

NTD sẽ thấy bạn là người cẩn thận, khoảng thời gian đó đủ để bạn tìm hiểu thêm về công ty, phong cách làm việc, mức lương của bạn có hợp lý chưa… Và cho họ thấy quyết định vào làm việc ở công ty họ rất quan trọng với bạn, ngay cả trong trường hợp bạn bị sa thải, khả năng quyền lợi của bạn được đền đáp xứng đáng sẽ cao hơn.

4/ "Giả vờ" ngạc nhiên

Trong quan hệ mua bán thoả thuận quyền lợi hay kinh tế, đối tác của chúng ta thường đưa ra một cái giá khởi điểm thường là không chính xác nhằm “bắt mạch” mình để xem phản ứng và lên giá . Hãy “chặn mạch” bằng cách tỏ ra ngạc nhiên hoặc tức giận (tất nhiên là tuỳ chỗ tuỳ lúc).

5/ "Sếp ảo"

“Sếp ảo” (theo cách gọi của riêng tôi) vốn là một chiêu rất thường thấy trong hoạt động đàm phán, giao tiếp, mua bán… hàng ngày. “Chiêu” này hầu như nhân viên phụ trách bán hàng nào của các công ty lớn tôi đã gặp đều được đào tạo rất kỹ.

Chẳng hạn trong trường hợp bạn mua một món hàng và mặc cả với nhân viên bán hàng một giá tiền thấp hơn giá cô ta nói. Thay vì phải ở vào thế đối đầu đôi co mặc cả với bạn, cô kia sẽ nhẹ nhàng xin phép vào trong hỏi lại ý kiến của người quản lý rồi ra trả lời bạn sau.

Thực ra có thể chẳng có người nào ở phía trong cả, nhưng điều đó cho phép họ dò xét bạn (muốn, rất muốn, không muốn món hàng đó?), làm kế hoãn binh hoặc từ chối bạn mà không phải ở vào thế đương đầu.

Để chống lại “chiêu này”, bạn nên khôn khéo: “Nếu tôi đưa ra một cái giá hợp lý, chị có thể tự quyết định ngay được không?”

Hoặc đánh vào lòng tự ái: “Ồ phiền quá nhỉ, tôi nghĩ sếp của chị sẽ chẳng nghe đâu... Người am hiểu chất lượng và giá thành như chị lẽ nào không thể tự quyết định?...

6/ Đừng bao giờ chạy đua với thời gian

Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều công ty lớn của nước ngoài khi cử người đi hội thảo chỉ có hai ngày, xong họ đã đặt phòng khách sạn trọn cả tuần. Trong đàm phán cũng vậy, luôn tự chủ về mặt thời gian sẽ giúp bạn đứng vững ở thế chủ động.

Một ví dụ đơn giản nhất, khi có nhu cầu mua một chiếc xe máy đã qua sử dụng chẳng hạn, bạn nói bạn đã có một chiếc xe và muốn mua thêm, chứ không nên nói vừa bị mất, hỏng xe cần mua xe gấp. Cách nói đó giúp bạn hoàn toàn chủ động và không bị đối tác o ép.

7/ Đừng bao giờ xin cưa đôi, hãy cố gắng để bên kia trả giá trước

Trong quan hệ mua bán, thoả thuận kinh tế… đừng bao giờ xin cưa đôi theo kiểu: “Ông nói 40 tôi nói 20, vậy thì cưa đôi là 30 nhé?”. Nếu đối tác vẫn lắc đầu với số 30, bạn buộc phải cưa đôi lần nữa, cái giá đã chẳng phải là 35 sao?

Xin lưu ý: Những điều tôi viết trên đây, sẽ do mỗi người tự đánh giá đúng sai, hoàn cảnh áp dụng và tự cân nhắc xem những kiến thức đó có nên áp dụng không. Tôi muốn nói đến mặt đạo đức ở một số điểm tương đối duy lý. Chúc các bạn thành công và chúc một năm mới hạnh phúc! Chào thân ái ! PhiTzu.

tb: tiếc quá không sao down đựoc cái slide về mà xem.....Image

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét